Cách trồng ngô nếp năng suất cao. Ngô nếp có thể trồng được quanh năm trên đất tưới tiêu chủ động. Khi gieo trồng bà con nông dân chỉ cần áp dụng kỹ thuật trồng ngô nếp lai đúng như theo hướng dẫn bên dưới, đảm bảo cây sẽ sinh trưởng tốt.
Đặc điểm của cây ngô nếp
- Chiều cao cây 180 - 200 cm, chiều cao đóng bắp 75-90 cm. Bộ lá thoáng, xanh đậm, bền đến khi thu hoạch. Bắp dài 18- 20 cm, đường kính 4,5- 5,0 cm, bắp đậu kín hạt, kín lá bi. Hàng hạt thẳng, mịn, hạt sâu cay. Số hàng hạt/bắp 12- 14 hàng, số hạt/hàng 35- 40 hạt. Tiềm năng năng suất bắp tươi 12-14 tấn/ha.
- Một số đặc điểm nông học nổi bật: Chịu hạn, chịu rét khá, chống đổ tốt, bộ lá xanh, thoáng; chất lượng ăn tươi rất ngon (dẻo – ngọt – đậm), có hương thơm đặc trưng. Phổ thích nghi rộng ở các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước. Có thể trồng quanh năm đều cho năng suất và chất lượng cao. Đặc biệt bắp có hạt màu trắng và tím xen kẽ nhau, những hạt màu tím chiếm khoảng 15-25 %, giàu sắc tố anthocyan – là hợp chất 3C tăng vị thơm đậm, có tác dụng chống lão hóa rất tốt.
- Giống có thời gian cho thu hoạch bắp thương phẩm dài.
- Giống rất phù hợp với các khu vực ven đô, gần thành phố, thị xã (nơi mà người dân luôn yêu cầu cao về tiêu chuẩn giống ngô quà).
Kỹ thuật ngâm ủ
– Để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao, khi mua ngô nếp giống về người trồng cần phơi qua nắng nhẹ nhằm phá sự ngủ nghỉ của hạt.
– Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh từ 3 – 5h, sau đó ủ trong khăn ẩm hoặc tra trực tiếp xuống đất cát rồi giữ ẩm cho đến khi mầm mọc khỏi mặt đất.
Mật độ, cách thức gieo trồng.
– Để đảm bảo ngô nếp cho năng suất cao người trồng cần đảm bảo được mật độ cây cách cây từ 28 – 30cm, hàng cách hàng từ 70 – 75cm.
– Về cách thức gieo: có nhiều hình thức gieo khác nhau, có thể gieo trực tiếp 1-2 hạt/hốc hoặc gieo trong vườn ươm, khi ngô đạt từ 2 -3 lá sẽ đưa ra ngoài ruộng. Đối với việc gieo hạt trong vườn ươm do tốn rất nhiều công chăm sóc nên chỉ áp dụng đối với các giống ngô có tỷ lệ nảy mầm thấp, cây con yếu. Do ngô có tỷ lệ nảy mầm cao nên người trồng có thể tra trực tiếp 1-2 hạt/hốc, cây con lên khỏe, độ đồng đều cao, giảm công chăm sóc đầu vụ.
Chăm sóc cây ngô nếp
Khoảng 4 - 6 ngày sau khi gieo (cây con được 1 lá) phải dặm lại những nơi cây chết hoặc không mọc. Nhổ bỏ những cây yếu chừa lại đúng số cây/hốc đã định (1 - 2 cây/hốc).
Trong mùa nắng tưới nước 4 - 7 ngày/lần khi ngô trổ. Chỉ cần ngô bị úng >24 giờ là năng suất bắp giảm 30 - 50%. Mùa mưa cần tiêu nước nhanh.
Trong suốt quá trình trồng, bón phân chia thành 3 đợt cho cây ngô nếp. Đợt đầu bón sau khi trồng được 10 ngày, đợt thứ 2 sau đó 10 ngày và đợt thứ 3 sau 30 ngày gieo trồng. Bạn có thể bón phân urê, kali hoặc phân hữu cơ tùy thích. Nếu bón phân urê, kali phải hòa nước tưới hoặc bón xong dùng cuốc lấp kín phân để tránh việc bị cháy lá.
Ngoài việc bón phân, phải kết hợp làm cỏ nhà vun xới gốc cho cây ngô.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây ngô nếp
- Sâu xám: Rắc Regent 800WG sau khi đặt hạt và trước khi lấp đất, cũng có thể dùng Regent 5SC hoặc Peran 50EC phối hợp với Ofatox 400EC để phun sau khi gieo trồng.
- Sâu ăn lá: Dùng Regent 5SC hoặc Peran 50EC phối hợp với Ofatox 400EC.
- Sâu đục thân, đục bắp: Rắc 7 - 10 hạt Regent 800WG vào nõn lúc ngô 7- 8 lá và lúc xoáy nõn, cũng có thể dùng Regent 5SC hoặc Peran 50EC phối hợp với Ofatox 400EC và Địch bách trùng để phun phòng trừ).
- Bệnh khô vằn: Dùng Validacin 5L, Anvil 5SC, cần thiết phải loại bỏ các lá gốc nhiễm bệnh.
- Bệnh đốm lá: Dùng Daconil 500 SC, Amistar Top 325 EC
- Bệnh gỉ sắt: Dùng Anvil 5SC, Bayfidan 250 EC, Amistar Top 325 EC, tốt nhất nên dùng Tilsuper 300 EC.
- Bệnh mốc sương: Dùng Ridomil Gold 68 WG, Score 250 EC, Phytocide 50WG.
- Bệnh nở cổ rễ: Dùng Ridomil Gold 68 WG hoặc Anvil 5SCđể phun vào gốc.
Ghi chú: Sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật hoặc hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
Thu hoạch
- Thu hoạch ăn tươi sau phun râu 18 – 20 ngày
- Thu hoạch hạt khô khi ngô đã chín (lá bi khô, chân hạt đen), chọn ngày có thời tiết khô ráo để thu hoạch.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét