Kỹ thuật nuôi vịt đẻ trứng và những kinh nghiệm cần biết. Nuôi vịt đẻ lấy trứng là một trong những hình thức chăn nuôi có số lượng bà con chăn nuôi nhiều nhất hiện nay. Cùng Tuấn Tú Vĩnh phúc cùng xem Kỹ thuật nuôi vịt đẻ trứng như sau:


Chọn vịt giống

Tùy vào từng  mục đích chăn nuôi khác nhau mà có những điểm cần lưu ý khi chọn con giống. Đối với chăn nuôi vịt đẻ trứng thì bà con cần chú ý đến một số điểm như:  con mái có đầu thanh và nhỏ, mắt sáng, đầu to, cổ to và dài vừa phải, lông có màu đặc trưng của giống chọn nuôi, mượt mà.

Chuẩn bị chuồng trại

Chuồng nuôi vịt đẻ cũng có các kiểu chuồng như chuồng – sân – ao, chuồng sàn trên ao. Yêu cầu đối với chuồng nuôi là nền chuồng phải khô ráo, tránh chuột và các động vật khác phá ổ trứng. Tránh mưa nắng cho ổ đẻ. Ổ đẻ được để sát vách chuồng. Ổ đẻ phải làm phía trong chuồng để khi vịt từ ao lên, đi qua sân chơi vào chuồng đến ổ đẻ thì chân đã khô, không làm dơ ướt ổ đẻ. Có thể ngăn riêng cho khu vực ổ đẻ, sau 8 giờ sáng ngăn khu vực này lại để tránh vịt vào nằm trong ổ đẻ làm dơ ổ đẻ.

Thức ăn, nước uống

Thức ăn cho vịt đẻ nuôi nhốt có hai dạng phổ biến sau:
– Nuôi vịt đẻ bằng thức ăn viên hỗn hợp và nguồn thức ăn tự nhiên như ốc tươi, còng tươi và lúa. Bà con dùng máy nghiền cua ốc 3A để nghiền cua ốc cho vịt dễ ăn và nhanh tiêu hóa hơn.

– Nuôi vịt đẻ hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp (thức ăn viên). Dùng thức ăn viên có chi phí thức ăn tương đối cao, nhưng bù lại là sự thuận tiện, dễ sử dụng, chủ động về số lượng, theo dõi mức ăn hằng ngày dễ dàng,… Không được nhầm lẫn thức ăn vịt đẻ hướng trứng (thường có tỷ lệ protein thấp hơn) với thức ăn cho vịt đẻ hướng thịt cao sản này. Tránh thay đổi liên tục loại thức ăn, như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất vịt đẻ. Điều quan trọng là nguồn thức ăn phải ổn định về chất lượng, nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh. 


Vịt đẻ cho ăn 2 bữa/ngày. Cho vịt ăn vào lúc trời mát. 
Sử dụng máng ăn bằng gỗ, tôn hay nia mẹt, chậu. Một máng ăn bằng gỗ hay tôn có chiều dài 2 mét  đủ cho 70 – 100 con. Tránh để thức ăn ngoài mưa, nắng để bảo vệ chất lượng thức ăn.

Cách chăm sóc khi nuôi vịt sinh sản

Thông thường quy trình nuôi vịt sinh sản được chia là 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn vịt con: 1-8 tuần tuổi
Giai đoạn vịt hậu bị: 9-24 tuần tuổi
Giai đoạn vịt đẻ: Tính từ lúc vịt đẻ được 5% đến hết một chu kỳ đẻ (66 tuần tuổi đối với vịt hướng thịt và 72 tuần tuổi đối với vịt hướng trứng).
Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung nhu cầu về năng lượng, protein, axit amin của vịt thấp hơn gà. Nhu cầu về các loại vitamin A, D, PP của vịt cao hơn gà.

Khi chăm sóc vịt con bà con lưu ý giai đoạn vịt con từ 1 – 8 tuần tuổi. Ở giai đoạn này vịt  rất nhạy cảm khi thiếu vitamin H và axit folic trong thức ăn.

Ở giai đoạn từ 8 đến 20 tuần tuổi, vịt giống hậu bị bà con lưu ý hạn chế giảm 20% với chất lượng thức ăn, 15% protein, và 2600Kcal năng lượng trao đổi.

Bà con có thể tham khảo khẩu phần thức ăn cho vịt đẻ trứng như sau:

Vịt từ 1 – 21 ngày tuổi dùng thức ăn đậm đặc có 28% protein trộn với cơm.
Vịt từ 22 ngày tuổi: 70 – 80g/con/ngày, vào vụ gặt thì không cần cho thêm thóc.
Vịt từ 70 – 126 ngày tuổi: 50g/con/ngày (ăn hạn chế).
Vịt từ 127 ngày tuổi cho đến khi dựng đẻ: 100 – 140g/con/ngày.
Vịt vào đẻ ổn định: 130 – 135g/con/ngày.

Nhặt và bảo quản trứng

Bà con nên nắm rỏ thời gian đẻ trứng của vịt để nhặt đúng lúc. Thông thương vịt sẽ đẻ vào khoảng thời gian 2- 4 giờ sáng. Đôi khi vịt có thể đẻ muộn hơn. Vì vậy, bà con cần nắm rỏ để nhặt trứng tránh để trứng bẩn hoặc vỡ.


Sau khi nhặt trứng bà con cần phân loại để tiến hành bảo quản. Đối với những quả trứng bị bẩn bà con tiến hành rửa bằng dung dịch chlorin theo nồng độ 1250 ppm. Tuyệt đối bà con không được rửa bằng nước lạnh trứng sẽ dễ bị hư hỏng.

Trên là Kỹ thuật nuôi vịt đẻ trứng của Tuấn Tú Vĩnh Phúc chia sẻ. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

=============================
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
☎ ĐT: 02422050505 – 0914567869
🌐 Website: http://maynhanong.com/
🌐 FB: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/
=============================

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Kinh nghiệm Nhà nông © 2013. All Rights Reserved. Share on Blogger Template Free Download. Powered by Blogger
Top