Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản hiệu quả cao. Nuôi thỏ đang là xu hướng được nhiều nhà nông quan tâm bởi dễ nuôi và lợi nhuận cao. Để nuôi thỏ đạt năng suất tốt thì việc chọn con đực, cái giống và chăm sóc thỏ sinh sản là rất quan trọng. Thời gian sinh trưởng của thỏ sinh sản ngắn, thời gian nuôi khoảng 3-3,5 tháng sẽ đạt trọng lượng giết thịt; khoảng 5,5-6 tháng thỏ bắt đầu sinh sản. Một năm thỏ cái đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con. Một thỏ mẹ 4-5kg có thể sản xuất ra 90-140kg thịt thỏ một năm, nên thu hồi vốn nhanh.
kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản


Chọn thỏ con làm giống
Chọn thỏ con nhanh lẹ trong bầy có cha, mẹ tốt, thỏ làm giống có thể cai sữa muộn hơn khoảng 6 tuần tuổi thay vì 3 - 4 tuần.
Sau khi đã cai sữa nên tách riêng con cái và đực ngay hoặc có thể lùi lại 1 - 2 tuần sau. Khi cai sữa thỏ con, bắt thỏ mẹ ra khỏi chuồng và để thỏ con ở lại chuồng cũ để tránh kích xúc về mặt chuồng trại, di chuyển. Chích ngừa cho thỏ phải tránh lúc thỏ yếu và 2 lần chích phải cách nhau khoảng 1 tháng.
Khi thỏ được 4 tháng thì tách riêng từng con và nuôi trong lồng riêng; sau đó đánh số cho thỏ giống để phân biệt và lập phiếu kiểm soát sinh trưởng; sinh sản của thỏ cái và thỏ đực.

Chọn thỏ cái

Chọn thỏ to con nhưng không quá mập; dài và rộng ngang nhau, nhất là phần mông; đầu tương đối nhẹ; lông mướt mịn. Thông thường khó chọn được thỏ cái tốt nếu chỉ căn cứ vào hình dáng bên ngoài. Vì thế cần chọn những con thỏ cái mà mẹ nó đẻ sai, nuôi con tốt.


Phối giống
Nên phối cho thỏ ở giai đoạn 8 tháng tuổi đối với thỏ đực và 6 tháng đối với thỏ cái. Ở các trại giống thì thỏ cái sinh sản là 8 tháng và thỏ đực là 10 tháng. Phối giống cho thỏ phải bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực xác định, nếu bắt ngược lại thì thỏ đực lạ chỗ khó làm quen với thỏ cái và thỏ cái thường kháng lại thỏ đực. Thỏ đực sản xuất tinh trùng liên tục nhưng mỗi ngày chỉ nên cho nhảy giao phối tối đa hai lần để có khả năng thụ thai chắc chắn. Khi giao phối, nếu thỏ đực tốt thì đến gần con cái làm quen, ngửi con cái một lát rồi nhảy. Nếu con cái động dục thì chạy quanh lồng mấy vòng rồi dừng lại nâng mông cho thỏ đực nhảy.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ sinh sản
Thời gian mang thai của thỏ là 30 ngày, có thể sớm hoặc muộn hơn 1 - 2 ngày. Sau khi cho thỏ nhảy nếu khoảng 6 - 7 ngày sau mà thỏ cắn cỏ, lông để làm ổ thì có thể kết luận là thỏ không có thai. Thỏ có thai thì nên đặt thỏ ở nơi yên tĩnh, kín đáo và sau 14 - 15 ngày thì khám thai,  không nên khám thai sau ngày thứ 18.
Căn cứ vào ngày phối ghi chép để chuẩn bị ngày thỏ đẻ. Thông thường thời gian mang thai của thỏ là 1 tháng, tuy nhiên thỏ có thể đẻ sớm hay muộn hơn 1 - 2 ngày. Ta cần thiết phải chuẩn bị ổ đẻ cho thỏ, ổ có thể được đóng bằng gỗ hoặc dùng các rổ bằng tre hay nhựa, cho vào một ít vải vụn. Trước khi đẻ, thỏ mẹ sẽ cắn lông ở bụng và lót vào ổ. Thỏ đẻ nhanh (khoảng 15 - 20 phút) và tự ra nhau thai. Cần theo dõi để đem thỏ con ra, đôi khi giúp mở bao ối tránh thỏ con bị ngộp; ngoài ra còn tránh thỏ mẹ đạp, cắn hoặc ăn con (nhất là ở lứa đầu) sẽ giúp giảm tỷ lệ hao hụt, đồng thời lấy nhau thai chôn đi.
Cho thỏ sơ sinh bú là điều quan trọng, nếu thực hiện cẩn thận và đầy đủ sẽ nâng cao số con còn sống sau cai sữa. Sự thất bại thường xảy ra ở giai đoạn này. Thỏ con cần được sự giúp đỡ để bú mẹ, đặc biệt là thỏ mẹ ở lứa đầu, mỗi ngày cho bú chỉ 1 lần vào buổi sáng. Thỏ con sơ sinh có thể tách ra khỏi mẹ để vào ổ lót bằng nhựa nơi khô ráo, ấm áp và tránh bị thỏ mẹ vào ổ đẻ bới con văng ra hay đè chết. Thỏ con bú đầy đủ sẽ ngủ yên và da căng bóng, trường hợp thiếu sữa thỏ sẽ cựa quậy nhiều và nhăn da, gầy còm.
Thỏ mẹ sau khi sinh nên được tiêm kháng sinh 3 ngày để phòng viêm nhiễm sinh dục (viêm tử cung, viêm vú). Có thể tiêm một trong các loại kháng sinh sau: Forloxin (1 ml/8 - 10 kg thể trọng, ngày/lần, 3 ngày liên tục) hoặc Vime-Apracin (1 ml/5 - 7 kg thể trọng, ngày/lần, 3 ngày liên tục) hoặc Ceptiket (1ml/10 kg thể trọng, ngày/lần, 3 ngày liên tục)
Bồi dưỡng
Thức ăn nuôi thỏ gồm 2 nhóm: Nhóm thức ăn thô và nhóm thức ăn tinh. Nhóm thức ăn thô được sử dụng với khối lượng tương đối lớn (gồm thức ăn thô xanh, thô khô và củ quả), nhóm thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chủ yếu cung cấp chất xơ cho thỏ. Thức ăn tinh ít nước, ít xơ, có giá trị dinh dưỡng cao và thỏ chỉ sử dụng với khối lượng rất nhỏ.
Bà con dùng máy băm nghiền đa năng 3A để băm nhỏ cỏ, rau, củ quả cho thỏ ăn


Sử dụng máy ép cám viên 3A7,5Kw giúp các hộ chăn nuôi tự làm cám viên tại nhà với năng suất đạt từ: 130 - 170.



Cũng cần phải biết, do chu kỳ khai thác rất ngắn, nên cần bồi dưỡng tốt, có thể dùng thêm các loại sản phẩm sau theo cách xen kẻ, mỗi ngày một loại, 1 liều tiêm dưới da: Vime Canlamin (1 ml/5 kg thể trọng) hoặc Vime-ATP (0,5 - 1 ml/con) hoặc Canxi-Magne (0,5 - 1 ml/con) hoặc Vimekat (1 ml/5 kg thể trọng). Ngày thứ 3 có thể cho thỏ mẹ phối lại nếu thấy thỏ mẹ không mất sức, tiêm thêm: Poly AD (tiêm bắp 0,2 - 0,3 ml/con)
Bệnh thường gặp ở thỏ sinh sản
Thỏ con rất dễ nhiễm E.coli từ môi trường nuôi, từ mẹ… nên có thể phát bệnh từ rất nhỏ (ngay tuần đầu). Việc điều trị tương đối khó do thỏ thường bị nhiễm khuẩn huyết, biểu hiện thần kinh như: nghiêng đầu, ngoẹo cổ, run giật, giật bắn khi bị chạm trúng mình, bụng trướng,… và chết. Có thể áp dụng biện pháp phòng bằng kháng sinh ở ngày thứ 5 - 7 với: Aralis (1 ml/5 kg thể trọng uống 3 ngày liên tục).
Ngoai ra cũng cần tiêm phòng bệnh nguy hiểm nhất và rất phổ biến ở Việt Nam đối với thỏ là bệnh xuất huyết thỏ lúc 2 tháng tuổi. Dùng Vaccine xuất huyết thỏ liều 1 ml/con. Nên lập lại liều 2 sau đó 4 tuần để tăng cường miễn dịch, sau đó định kỳ 5 - 6 tháng lập lại một liều.
=============================
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
☎ ĐT: 02422050505 – 0914567869
🌐 Website: http://maynhanong.com/
🌐 FB: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/
=============================

1 nhận xét Blogger 1 Facebook

 
Kinh nghiệm Nhà nông © 2013. All Rights Reserved. Share on Blogger Template Free Download. Powered by Blogger
Top