Ngan thuộc lớp động vật chân màng, là loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Một số gia đình đã tập trung nuôi ngan tập trung nuôi ngan đẻ trứng và đã thu nhập cao. Dưới đây Tuấn Tú Vĩnh Phúc xin chia sẻ Kỹ thuật nuôi ngan đẻ như sau.

1.Chọn ngan

Giai đoạn này chọn ngan đưa vào nuôi giai đoạn hậu bị đảm bảo khoẻ mạnh, ngan đã chéo cánh, có bộ lông bóng mượt và đảm bảo khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi.
- Ngan mái 84 ngày tuổi: 2,15-2,2 kg/con, Dáng phải nhanh nhẹn, chân vững vàng, lỗ huyệt ướt, bụng mềm, phần hông nở nang.
- Ngan trống 88 ngày tuổi: 3,1-3,5 kg/con chọn những con dáng trống hùng dũng, phải có gai giao cấu rõ nét, lỗ huyệt không viêm.

2. Chuồng nuôi

- Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, ấm về mùa đông, tránh gió lùa.
- Nền chuồng làm bằng xi măng hoặc gạch. Nền chuồng nên có độ dốc 3 - 5 độ để thuận tiện cho khâu vệ sinh. Cần có sân chơi hoặc vườn bãi chăn cho ngan vận động.
Có mương nước hoặc ao hồ sạch cho ngan tắm, tại hộ gia đình có thể xây những bể hoặc mương nước nhân tạo cho ngan tắm có độ sâu 25 - 30cm, kích thước tuỳ thuộc số lượng ngan, hàng ngày thay nước 1 lần để nước luôn sạch.

Chuồng trại, sân chơi, mương nước được phun Foormalin 0,05% và quét vôi trước khi đưa ngan giống vào 1 tuần.
- Máng ăn: Đảm bảo cho 25 - 30 con/khay (khay cao 5 cm, dài 70 cm, rộng 40 cm).
- Máng uống: Đảm bảo 20 - 25 con/máng 5 lít (có thể sử dụng các loại chậu, máng xi măng cho ngan uống) cung cấp 0,5 - 0,6 lít/con/ngày

3. Chăm sóc nuôi dưỡng


- Chiếu độ chiếu sáng: Sử dụng ánh sáng tự nhiên.
- Thức ăn: Ngan thích ăn thức ăn dạng hạt có kích thước 3 - 5 mm. Sử dụng thức ăn viên Gruyomach hoặc Proconco và gạo lức. Trộn với thóc tẻ tỷ lệ 50% thức ăn viên + 50% thóc tẻ. Có thể bổ sung thêm cua, ốc, giun... các loại thức ăn tận dụng, cho ngan ăn thêm rau xanh hàng ngày.
- Nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo 15 - 16% protein thô, 2750 kcal năng lượng trao đổi/kg thức ăn.
Cần cho ngan ăn hạn chế theo định lượng, thức ăn đảm bảo không ôi mốc.
- Mật độ: Đảm bảo 4-6 ngan/1 m2 nền chuồng, sân chơi cần 4-6 ngan/1 m2

Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, mương nước tắm cho ngan hàng ngày.

Chất độn chuồng: Sử dụng trấu, phôi bào, rơm, cỏ khô..v..v sạch không nhiễm nấm mốc, vệ sinh thay chất độn chuồng hàng ngày đảm bảo chuồng luôn khô, sạch.
Cân kiểm tra khối lượng để điều chỉnh thức ăn cho ngan hàng tuần tránh ngan quá béo hoặc quá gầy ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

* Vệ sinh phòng bệnh:
- Hàng ngày kiểm tra sức khoẻ đàn ngan, tách riêng những con ốm yếu ra điều trị hoặc sử lý, các xác chết phải nấu chín mới cho gia súc (lợn, chó) sử dụng, khi chôn xác chết phải có vôi sát trùng.
- Nghiêm cấm vứt xác chết xuống ao hồ hoặc chôn trong vườn cây gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
- Khi phát hiện thấy ngan ốm và bỏ ăn cần phòng và trị bệnh kịp thời cho toàn đàn ngan.
- Vệ sinh chuồng trại, sân chơi, sử dụng thức ăn sạch không bị ôi mốc để phòng các bệnh nấm phổi và nhiễm độc tố aflatocxin.
- Tiêm phòng Vaccim dịch tả vịt lần 2 vào tuần tuổi 22 - 24.

III. Kỹ thuật nuôi ngan sinh sản (từ 26- 86 tuần tuổi)

Đặc điểm của ngan đẻ có 2 chu kỳ:
- Chu kỳ 1: từ tuần 26 trở đi, thời gian đẻ kéo dài 24-28 tuần đẻ.
- Nghỉ thay lông: giữa 2 chu kỳ thời gian là 10-12 tuần
- Chu kỳ 2: Từ tuần 64-86 kéo dài 22-24 tuần đẻ

1. Chọn ngan hậu bị vào đẻ.

- Chọn ngan mái: Có màu đặc trưng của ngan giống, khối lượng đạt 2,7 kg/con. Ngan cái có mào đỏ, thân hình cân đối, vùng bụng mềm, lỗ huyệt ướt, lông bóng sáng, vùng xương chậu mở rộng.
- Chọn ngan trống: Có màu sắc đặc trưng của giống, khối lượng đạt 4,5 kg/ con. Ngan trống có mào đỏ, dáng trống hùng dũng, có phản xạ tốt khi được kiểm tra gai giao cấu, gai giao cấu có màu hồng sáng dài từ 3-4cm.
Tỷ lệ ghép trống/mái là: 1/4 - 1/5; có 5% trống dự phòng.
Các hộ chăn nuôi cần có sự luân chuyển trống giữa các gia đình để tránh đồng huyết.

2. Chuồng nuôi


- Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, ấm về mùa đông, tránh gió lùa.
- Nền chuồng làm bằng xi măng hoặc gạch. Nền chuồng nên có độ dốc 3 - 5 độ để thuận tiện cho vệ sinh chuồng trại. Cần có sân chơi hoặc vườn bãi chăn cho ngan vận động.

Có mương nước hoặc ao hồ sạch cho ngan tắm tại hộ gia đình có thể xây những bể hoặc mương nước nhân tạo cho ngan tắm có độ sâu 25 - 30cm, kích thước tuỳ thuộc số lượng ngan, hàng ngày thay nước 1 lần để nước luôn sạch.

Chuồng trại, sân chơi, mương nước được phun Foormalin 0,05% và quét vôi trước khi đưa ngan giống vào 1 tuần.

Máng ăn: Đảm bảo cho 25 - 30 con/khay (khay cao 5 cm, dài 70 cm, rộng 40 cm).

Máng uống: Đảm bảo 20 - 25 con/máng 5 lít (cỏ thể sử dụng các loại chậu, máng xi măng cho ngan uống) cung cấp 0,3 - 0,5 lít/con/ngày
- Ổ đẻ: kích thước 40cm x 40 cm. ổ đẻ cần có đệm lót phôi bào dày 5 cm giữ khô để trứng ngan đẻ được sạch. Với tỷ lệ 4-5 ngan/ổ.


3. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Đảm bảo chế độ chiếu sáng cho ngan sinh sản, bổ sung ánh sáng đủ.
Tuần 26: 14h30'/ngày
Tuần 30: 15h/ngày
Tuần 34: 16h/ngày
Cường độ ánh sáng đảm bảo 75W cho 15m2 nền chuồng, treo bóng đèn cách nền chuồng 2,5m

- Sử dụng thức ăn viên hỗn hợp với thóc tẻ đảm bảo trong 1 kg thức ăn có 16,5 - 18,0% prtein 2750 - 2800 Kcal năng lượng trao đổi/kg thức ăn.

Để đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi, bà con dùng máy trộn 3A để phối trộn các nguyên liệu thức ăn đồng đều

Khâu làm cám viên bà con dùng Máy ép cám viên trục đứng 3KwM3 để ép thành viên cám tổng hợp cho ngan



- Định lượng thức ăn: ăn theo tỷ lệ đẻ. Ngan mái 160 - 170 g/con/ngày. Ngan trống 190 - 200 g/con/ngày.

- Trong hộ chăn nuôi sử dụng thêm các nguồn thức ăn sãn có tại địa phương như: Cua, ốc, giun và các phụ phẩm khác thì giảm thức ăn viên.

- Mật độ chuồng nuôi đảm bảo 3-4 con/1 m2 nền chuồng và 3-4 con/1 m2 sân chơi.

- Nhặt trứng và bảo quản: Chú ý tập cho ngan đẻ trong ổ ngay từ lúc bắt đầu đẻ trứng.

- Trứng được thu lượm ngay sau khi ngan đẻ. Trứng được xếp vào khay và cho đầu nhọn xuống dưới, loại các trứng đẻ trên nền bị bẩn không đưa ấp.

- Trứng phải được chuyển vào bảo quản trong kho có nhiệt độ ằ 18 độ C. Tại các trại ngan giống và tại các cơ sở chăn nuôi ngan trứng ấp không nên để quá 7 ngày. Trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ 23-30 độ C (điều kiện tự nhiên) tại các cơ sở nuôi ngan ở các tỉnh phía Bắc nước ta thì phôi phát triển ngay từ sau 1 ngày và làm giảm tỷ lệ ấp nở nếu kéo dài thời gian bảo quản trứng > 7 ngày.

- Cần đảo trứng 2 lần/ngày để tránh dính phôi nhằm giảm tỷ lệ chết phôi khi đưa ấp. Nơi bảo quản trứng cần thoáng mát.

- Khi vận chuyển trứng đi xa cần đặt ở vị trí nằm ngang để khỏi đứt dây chằng của trứng.

- Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, thay độn chuồng sạch sẽ. Đảm bảo cho ngan ăn thức ăn đủ dinh dưỡng không bị ôi mốc, uống và tắm nước sạch. Theo dõi đàn ngan phát hiện cách ly điều trị kịp thời những con ốm và có kế hoạch phòng trị bệnh cho toàn đàn.

- Tiêm Vaccin dịch tả vịt lần 2 cho đàn ngan trước khi vào đẻ (tuần tuổi 22 - 24).

- Tiêm Vaccin dịch tả vịt lần 3 cho đàn ngan trước khi vào đẻ pha II tuần 62- 64.

Trên là Kỹ thuật nuôi ngan đẻ của Tuấn Tú Vĩnh Phúc chia sẻ. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

=============================
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
☎ ĐT: 02422050505 – 0914567869
🌐 Website: http://maynhanong.com/
🌐 FB: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/
=============================

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Kinh nghiệm Nhà nông © 2013. All Rights Reserved. Share on Blogger Template Free Download. Powered by Blogger
Top