Cách chăm sóc nấm sò nhanh thu hoạch. Nấm sò hiện đang được các hộ nông dân trồng và nhân rộng. Để giúp bà con có được những thông tin về nuôi trồng loại nấm này, VBio xin giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái nấm sò.


Chuẩn bị nhà trồng nấm:

Nhà trồng nấm không cần cao (vì khó giữ ẩm). Thường 2,2-2,8m. Không nên che rợp nhiều (thiếu ánh sáng nấm dễ bị bệnh). Diện tích vừa đủ để treo một đợt bịch để đảm bảo độ ẩm. Xung quanh nhà trồng nấm có thể bao lưới vừa giữ được độ ẩm, hạn chế côn trùng phá hoại.


Điều kiện môi trường nhà nuôi nấm

Nấm sò có thể trồng được quanh năm, nhưng thuận lợi nhất là từ tháng 8 đến tháng 4 dương lịch năm sau.

- Nhiệt độ thích hợp: Nấm sò chịu lạnh từ 140C - 200C, chịu nhiệt độ cao hơn từ 240c - 280c.

- Độ ẩm cơ chất: 65-70%.

- Độ pH= 7 trung tính.

- Độ ẩm không khí: 80-90%

- Ánh sáng: Không cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi, khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng khuyếch tán (ánh sáng phòng, có thể đọc sách được).


Cách rạch bịch phôi nấm:

Dùng dao sắc nhọn, rạch 4 - 6 đường xung quanh bịch phôi, không rạch sâu vào cơ chất, khoảng cách giữa các vết rạch đều và so le nhau, vết rạch có chiều dài từ 2-3cm, sâu 2cm.


Phương pháp tưới nước cho bịch phôi nấm:

Sau rạch bịch từ 5-7 ngày, tuyệt đối không được dùng nước tưới trực tiếp vào bịch phôi nấm mà chỉ tạo ẩm xung quanh khu vực nuôi trồng. Khi phát hiện nấm mọc ra ở các đường rạch, ta tiến hành tưới nước trực tiếp lên bịch phôi nấm sò. Tuỳ theo lượng nấm ra nhiều hay ít, to hay nhỏ, độ ẩm không khí cao hay thấp để điều chỉnh lượng nước tưới và số lần tưới cho phù hợp. Tiêm nước trưc tiếp vào bịch nấm. Trong giai đoạn này nấm rất cần độ ẩm, nếu thiếu nước nấm ra quả thể nhỏ, nhẹ cân và ăn rất dai, ngược lại nếu tưới quá nhiều, nấm có màu vàng, dễ thối rữa. Sau khi thu hái hết một đợt, ngừng tưới nước, khoảng 5-7 ngày sau nấm lại ra các đợt tiếp theo.


Bà con dùng Máy tiêm nước bịch nấm 3A2,2kW để cung cấp nước trực tiếp vào bịch phôi nấm


Chăm sóc và thu hái nấm:


- Thời kỳ nấm ra quả thể sử dụng nhiều ôxy tự nhiên, nồng độ ôxy trong phòng nuôi trồng tăng lên cao. Tăng cường mở cửa nhiều lần trong ngày để điều hoà không khí.


- Trời nóng nên làm vách hở chân để thông thoáng, trời lạnh cần che kín chân nhất là ban đêm để giữ ấm cho nấm. Nhà trồng nấm có khả năng giữ ẩm, không bị gió lùa nhưng không bí quá làm ngộp nấm.



Nấm Sò mọc tập trung thành cụm, nên khi nấm đủ lớn cần hái sạch cả cụm, không để sót phần gốc, hái nấm đúng độ tuổi sẽ đạt năng suất, chất lượng cao. Tiêu chuẩn là rìa mủ nấm vẫn co vào trong, thịt nấm dày, chắc mập và non. (Nên hái trước khi nấm phát tán bào tử), hái nấm quá già ăn không ngon. Nếu nhìn thấy “làn khói trắng” bay ra từ cụm nấm, đó là các bào tử phát tán (biểu hiện nấm già).Thời gian thu hái nấm từ 40 - 50 ngày kể từ ngày hái đầu tiên. Chăm sóc tốt sau 2 - 3 lứa đầu, ta nén nhẹ bịch nấm cho căng chặt, buộc miệng lại như cũ treo lên và chăm sóc để thu hái lần tiếp theo. Nên thu hái nấm vào buổi sáng, nấm sò nên tiêu thụ trong ngày. Nếu bảo quản lạnh 100c - 150c trong thùng nước đá có thể duy trì được 3 ngày. Ngoài ra có thể chế biến sản phẩm, phơi khô nấm thời gian bảo quản được vài tháng. 


Để được cung cấp các loại giống nấm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:

=============================
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
☎ ĐT: 02422050505 – 0914567869
🌐 Website: http://maynhanong.com/
🌐 FB: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/
=============================

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Kinh nghiệm Nhà nông © 2013. All Rights Reserved. Share on Blogger Template Free Download. Powered by Blogger
Top