Cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo. Phương pháp chăn nuôi heo trên nền chuồng bằng đệm lót sinh học đã được nhiều hộ chăn nuôi thực hiện thành công và đã đem lại kết quả khả quan: Phân heo được phân huỷ hoàn toàn và giữ chuồng nuôi luôn sạch sẽ, không có mùi hôi thối, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực nuôi; heo ít bị dịch bệnh, sinh trưởng và phát triển ổn định ở các giai đoạn. Để thực hiện mô hình này đạt hiệu quả, người chăn nuôi cần tìm hiểu thông tin, đồng thời tuân thủ theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Sau đây, Đại lý Tuấn Tú 3A xin giới thiệu với bà con kỹ thuật làm nền chuồng nuôi heo bằng đệm lót sinh học.


1. Diện tích, vật liệu xây dựng và cấu trúc chuồng
- Chuồng hở, mái kép, chiều rộng 4-5m, chiều dài không hạn chế, chiều cao từ mái hiên xuống mặt nền ít nhất phải cao từ 2,5m trở lên. Diện tích chuồng 20 m2 nuôi khoảng 12 -14 heo thịt.
- Khi xây mới, nền chuồng đất nện chặt, không láng xi măng. Nếu là chuồng cũ cải tạo thì có thể làm đệm lót nổi trên mặt đất, nền xi măng giữ nguyên nhưng phải đục lỗ (các lỗ có đường kính 4cm, cứ cách 30cm đục 1 lỗ) hoặc phá nền cũ để cải tạo nền chuồng mới.
- Cần có hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót.
- Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp heo tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho sự lên men.
- Máng ăn cao hơn mặt đệm lót khoảng 20cm để tránh chất độn rơi vào máng.
- Cần có máng dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót.

2. Các bước làm đệm lót:

Bước 1: Rải lớp mùn cưa/trấu dày 15 cm

Bước 2: Dùng vòi phun nước sạch (phun như mưa) lên lớp mùn cưa/trấu cho đến khi đạt độ ẩm 30% (bốc một nắm mùn cưa/trấu trên tay quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được/ quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, sau đó lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là được). Lưu ý, khi phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa/trấu ẩm đều và làm phẳng mặt.

Bước 3: Sau đó rắc trực tiếp 0.5kg Đệm lót sinh học VBio lên nền chuồng. Cứ làm như vậy cho tới độ dày đạt 60cm.

Bước 4: Dùng bạt che phủ kín mặt chuồng đệm lót. 5 ngày sau thả lợn vào.

Bước 5: Thả lợn vào nuôi tầm 5-10 ngày đầu rắc 0.5kg Đệm lót sinh học VBio lên bề mặt nền chuồng. Rắc đều khắp nền.

Bước 6: Bảo dưỡng đệm lót: Cứ sau 20 – 30 ngày rắc 0.5kg Đệm lót sinh học VBio lại 1 lần đối với lợn trọng lượng nhỏ hơn 40kg. Và sau 10 – 15 ngày rắc 0.5kg Đệm lót sinh học VBio lại 1 lần đối với lợn trọng lượng lớn hơn 40kg. Tùy thuộc vào mật độ vật nuôi trong chuồng và lượng phân thải ra hàng ngày mà ngày rắc nhắc lại có thể dài hay ngắn.

Trên là các bước làm đệm lót sinh học cho heo của 

Nếu Đệm lót sinh học 

Ngoài Đệm lót sinh học, hiện VBio đang cung cấp các loại chế phẩm sinh học với số lượng lớn như sau:
-Chế phẩm PROTEASE (PAPAIN)
-Men ủ vi sinh BTV
-Chế phẩm EM1 dạng bột

Ngoài ra, chúng tôi có bán theo các kích thước như: bán theo can, bán theo lít, bán theo túi lớn, túi nhỏ,…

Quý khách có nhu cầu sử dụng rỉ mật đường hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp

=============================

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ

Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

☎ ĐT: 02422050505 – 0914567869

🌐 Website: http://maynhanong.com/

🌐 FB: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/

=============================

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Kinh nghiệm Nhà nông © 2013. All Rights Reserved. Share on Blogger Template Free Download. Powered by Blogger
Top