Cách ủ xơ dừa trồng cây tại nhà. Xơ dừa và mụn xơ dừa là thứ nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn với mục đích sử dụng hữu ích trong cuộc sống. Và đây được coi như là 1 loại giá thể có thể thay thế cho đất trồng như: giữ nhiệt, dự trữ nước, làm tăng độ ẩm, hoặc góp phần xốp thông thoáng giá thể giúp cho sự trao đổi điều hòa không khí giữa rễ và môi trường.


Xơ dừa là gì?

Xơ dừa chính là thành phần được lấy ra từ vỏ của trái dừa được xé ra. Ngoài việc là nguyên liệu thứ chính trong việc dệt thảm xơ dừa thì nó còn có nhiều tác dụng khác như: chống xói mòn, phủ lên bề mặt chống nóng, tăng độ ẩm khi trộn xơ dừa với đất, tạo điều kiện cho đất tơi xốp, kích thích sự phát triển của rễ. Nhưng lưu ý bạn phải chọn loại đã để lâu vì chất chát có trong xơ dừa dễ làm suy cây.

Công dụng của xơ dừa và ứng dụng xơ dừa

Cây dừa là hình ảnh quen thuộc và rất gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam đặc biệt là tỉnh Bến Tre. Từ lâu, dừa là loại cây mang lại rất nhiều lợi ích như thân dừa che được bóng mát, lá dừa dùng để đan nón, quả dừa dùng để uống nước. Đặc biệt, ngày nay xơ dừa đang được sử dụng rộng rãi không chỉ trong ngành thủ công mỹ nghệ mà xơ dừa còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp.

Đối với ngành thủ công mỹ nghệ

Trong ngành thủ công mỹ nghệ, xơ dừa chính là dòng nguyên liệu thứ yếu quan trọng để giúp người dân dệt ra những tấm thảm trải sàn, thảm lót chân, hay túi xách, mũ nón…với mẫu mã rất là đẹp, thuần khiết.

Đối với ngành nông nghiệp

Trong ngành nông nghiệp, xơ dừa được ứng dụng rộng rãi trong việc che chắn, che phủ bề mặt khi thời tiết nóng bức cho cây trồng. Bởi nhiệt độ và ánh sáng khi phản chiếu trực tiếp dưới đất sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cây trồng cũng như khô rạn nứt đất và làm xói mòn.

Khi trộn xơ dừa và chất hữu cơ với lượng vừa đủ sẽ giúp cho đất có độ ẩm tốt và hiệu quả cực tốt. Đây chính là hỗn hợp tuyệt vời có tác dụng trong việc giữ độ ẩm, và là chất xúc tác giúp cho đất trồng trở nên xốp mềm hơn. Tuy nhiên, xơ dừa cũng có nhược điểm đó là trong xơ dừa có chứa rất nhiều chất chát. Chất này nếu chúng ta không ủ kỹ xơ dừa thì khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng cực lớn đến cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bộ rễ của cây.

Ngoài ra, hợp chất xơ dừa có thể sử dụng làm giá thể hoặc có thể gieo hạt ở trong giai đoạn cây nhỏ. Chính hỗn hợp này là bước đệm đầu tiên để giúp cho cây con phát triển cực kỳ nhanh chóng. Hơn nữa, xơ dừa chính là nguyên liệu dễ mua, có độ nhẹ và độ bền chắc dai nhất định nên nó có thể dùng làm áo chống đạn.

Hướng dẫn cụ thể cách ủ xơ dừa

Xử lý băm nghiền vỏ dừa 
Máy băm vỏ dừa 3A11Kw do Công ty CP Đầu tư Tuấn Tú chế tạo là sản phẩm có tính đa năng, băm được hầu hết các loại rác hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp ở cả dạng tươi và khô như: Vỏ dừa, bã mía, vỏ mít, cỏ voi, rơm rạ, lá sả, rau xanh, cỏ úa… Sản phẩm đầu ra được ứng dụng trong việc ủ phân hữu cơ, trồng nấm, làm giá thể trồng cây, đệm lót chuồng sinh học…vv. Ngoài ra, chiếc máy này còn băm được các loại ván bóc dùng để ép thành viên nén làm chất đốt.

Chuẩn bị công cụ để ủ xơ dừa

Để ủ xơ dừa chuẩn và đạt hiệu quả cao nhất trước tiên các bạn phải chuẩn bị công cụ đầy đủ như dưới đây:

  • Cân: chính là công cụ dùng để đo lường các chất ủ
  • Bạt hoặc bao bì lớn: Với mục đích đảm bảo cho quá trình ủ không gặp những tác nhân xấu.
  • Một số dụng ụ đảo và xúc: như xẻng, cuốc, cào…vv
  • Nước và thùng để chứa nước

Chuẩn bị nơi để ủ xơ dừa

Các bạn nhớ phải chọn nơi ủ xơ dừa thật thoáng mát, và khô ráo. Tránh xa những nơi ẩm thấp hay những nơi trực tiếp bị ánh nắng chiếu vào vì như thế sẽ không tốt cho quá trình ủ xơ dừa

Nguyên liệu để ủ xơ dừa

Sau khi chuẩn bị nơi ủ xong thì lúc này các bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ủ bao gồm:

  • Xơ dừa với trọng lượng ủ khoảng 1300kg
  • Phân bón(NPK) dự trù khoảng từ 5 – 6kg
  • Vôi bột cần chuẩn bị khoảng 13 – 15kg
  • Supe lân (bột) chuẩn bị với khối lượng từ 31 – 35kg
  • Nước: 200l
  • Chế phẩm EM1: khoảng 4 – 5l

Xử lý chất chat có trong xơ dừa

Đầu tiên chúng ta cần làm nhỏ vỏ dừa bằng máy cắt hay máy nghiền. Và sau đó cần phải loại bỏ chất tannin có trong vỏ dừa ra bằng cách ngâm nước từ 48 tiếng – 54 tiếng. Sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch. Rồi chúng ta tiếp tục xả lignin chất gỗ ở trong xơ dừa đi bằng cách ngâm vào nước vôi trong theo tỉ lệ: 5kg vôi + 200l H2O. Ngâm từ 5 đến 8 ngày rồi sau đó ta vớt ra. Lúc này chúng ta tiếp tục rửa sạch bằng nước vôi, rồi ngâm xơ dừa thật sạch khoảng 2 – 4 lần xả nước rồi dùng EM1 để ủ.

Tiến hành ủ xơ dừa

Sau khi chuẩn bị đầy đủ công đoạn, vật dụng cũng như xử lý xong chất chat thì tiến hành ủ xơ dưa bằng phân supe, vôi bột, phân NPK trộn lẫn với các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn như sau:

  • Đầu tiên: Chúng ta hãy dùng những dụng cụ để dàn mỏng các hỗn hợp xung quanh với chiều dày khoảng 31cm
  • Tiếp theo: Chúng ta hãy dùng chế phẩm EM1 để ủ cùng với dung tích dùng 6l EM1 và trộn cùng 200l nước. Tiếp đến chúng ta tưới đồng đều EM1 lên hỗn hợp đã dàn mỏng ở B2.
  • Cuối cùng: chúng ta tiến hành ủ sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ đống ủ sẽ rơi vào khoảng 65 đô C. Khi này thì quá trình phân giải của những chất hữu cơ sẽ tăng nhanh. Vì thế mà những loài VSV hảo khí sẽ có xu hướng tăng. Đợi 7 – 8 ngày thì chúng ta bắt đầu trộn lẫn với nhau và thêm nước để duy trì độ ẩm. Cho đến thời gian khoảng 26 đến 30 ngày thì chúng ta sẽ đảo trộn 1 lần và cung cấp thêm độ ẩm cần thiết. Chờ 1 khoảng thời gian 2 tháng chúng ta có thể bắt đầu sử dụng xơ dừa cho mục đích khác nhau.

=============================

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ

Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

☎ ĐT: 02422050505 – 0914567869

🌐 Website: http://maynhanong.com/

🌐 FB: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/

=============================

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Kinh nghiệm Nhà nông © 2013. All Rights Reserved. Share on Blogger Template Free Download. Powered by Blogger
Top