Vĩnh Phúc phát triển máy chăn nuôi giúp người nông dân làm giàu nhanh chóng

Xác định chăn nuôi là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương tập trung xây dựng và thực hiện nhiều dự án, mô hình mới nhằm nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm; bình tuyển đưa vào chăn nuôi các giống vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao như: Bò lai sind, bò sữa, lợn hướng nạc, gia cầm siêu thịt, siêu trứng…
Máy nghiền trộn thức ăn cho bò
Máy nghiền trộn thức ăn chăn nuôi 3A4kw

Để khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi, tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tăng dần quy mô, chuyển sang phương thức nuôi trang trại quy mô lớn, công nghiệp, bán công nghiệp. Thu hút đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến thức ăn và sản phẩm chăn nuôi. Hỗ trợ các trang trại chăn nuôi về máy chăn nuôi để tự chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm nhằm sử dụng các sản phẩm trồng trọt tại địa phương…góp phần hạ giá thành sản phẩm. Hướng dẫn các trang trại ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về giống, chuồng trại, quy trình chăn nuôi VietGAP; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi phù hợp với từng vùng và đối tượng vật nuôi…


Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, bền vững, công tác bảo vệ môi trường được tỉnh đặc biệt quan tâm. Sở NN& PTNT và các ngành liên quan hướng dẫn và khuyến khích các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xử lý chất thải như: Làm bể sục khí, xây dựng hầm biogas, sử dụng chế phẩm sinh học... góp phần cải thiện môi trường. Công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được giám sát chặt chẽ. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đã và đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung như: Chăn nuôi gia cầm ở Tam Đảo, Tam Dương; bò sữa ở Vĩnh Tường; chăn nuôi lợn ở Lập Thạch… với nhiều trang trại, gia trại chuyên canh, có quy mô đàn lớn và phương thức chăn nuôi công nghiệp, nhiều trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGap và đã hình thành được các chuỗi sản xuất thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch an toàn, cung cấp cho người tiêu dùng.

Máy làm cám viên cho heo 3A11Kw

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung gắn với bảo vệ môi trường, an toàn, bền vững đã đưa quy mô chăn nuôi của tỉnh ngày càng tăng. Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đạt trên 11 triệu con, trong đó, gia cầm hơn 10 triệu con, đàn lợn khoảng 645 nghìn con, đàn bò sữa gần 11 nghìn con… Năng suất, sản lượng các loại vật nuôi không ngừng tăng, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng cao từ gần 750 tỷ đồng (năm 2010) lên 5.350 tỷ đồng (năm 2018), đưa chăn nuôi trở thành ngành hàng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp. Sự đột phá trong chăn nuôi góp phần quan trọng tạo ra một bước chuyển dịch mới trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Để biết chi tiết hơn mời bạn xem clip dưới đây:
Máy băm cỏ 3A2,2kw
Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung, chăn nuôi của tỉnh vẫn chủ yếu ở quy mô nông hộ, một số vùng chăn nuôi như gà (Tam Dương, Tam Đảo), bò sữa (Vĩnh Tường)… phát triển nhưng mang tính tự phát, chưa tạo ra được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Từ đó, chưa phát huy được việc vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cho phát triển chăn nuôi, khó khăn áp dụng đồng bộ các giải pháp để tạo ra chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ; xử lý môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm. Hơn nữa, chăn nuôi luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc thú y và con giống giá còn cao nên chi phí đầu tư cho sản xuất lớn. Sức cạnh tranh sản phẩm và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe. Tình hình dịch bệnh và thiên tai ngày càng phức tạp...



Để phát triển chăn nuôi thực sự an toàn, hiệu quả, bền vững, theo ông Hoàng Huy, Trưởng phòng Quản lý Giống và Kỹ thuật chăn nuôi (Chi cục Chăn nuôi và Thú y): Sản xuất nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng trên địa bàn tỉnh cần tổ chức, sắp xếp lại theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm để giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế. Tiếp tục quy hoạch, xây dựng các vùng chăn nuôi xa khu dân cư. Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng phát triển chăn nuôi lợn ngoại và bò sữa, bò thịt. Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, tăng cường quản lý và sử dụng thuốc thú y. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo quy hoạch vùng, xã trọng điểm sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn với thị trường. Áp dụng công nghệ cao, sạch và bảo vệ môi trường vào sản xuất chăn nuôi…

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Kinh nghiệm Nhà nông © 2013. All Rights Reserved. Share on Blogger Template Free Download. Powered by Blogger
Top