Phương pháp chế biến thức ăn thô xanh chăn nuôi trâu bò là hướng đi được nhiều bà con áp dụng. Thức ăn thô xanh ngoài cỏ gồm rơm, các phụ phẩm công, nông nghiệp và một số loại cây thức ăn chăn nuôi không phải là cỏ. Trong bài này, Tuấn Tú Vĩnh Phúc xin giới thiệu với bạn đọc một số phương pháp chế biến các phụ phẩm từ cây ngô.
1.Phương pháp chế biến bột phụ phẩm ngô
Bước 1: Thu gom từng loại phụ phẩm của nghề trồng ngô gồm thân lá sau thu hoạch bắp (chặt cách gốc 30-35 cm), vỏ bắp và lõi ngô.
Bước 2: Sơ chế:
- Với thân, lá ngô sau thu hoạch: Bỏ lá khô già sát gốc; Chặt bỏ gốc 1 đoạn khoản 20 cm; Cắt thái đoạn thân còn lại thành từng đoạn 3-5 cm.
- Với bẹ, vỏ bắp: Bỏ lá khô vàng bên ngoài; Nhặt sạch tạp chất; Băm nhỏ.
- Với lõi bắp: Thái nhỏ 2-3cm
Đập dập, băm nhỏ 3-5cm.
Bà con dùng Máy băm cỏ cho bò 3A3Kw (loại băng tải) để băm nhỏ và đập dập thân lá, bắp ngô ra thành từng đoạn nhỏ
Bước 3: Chế biến và bảo quản
- Rải phơi phụ phẩm ngô trên nền sạch. Phơi cho đến khi chỉ cần chạm nhẹ vào lá bất kỳ, lá đã vỡ vụn thì nguyên liệu đã đạt độ ẩm <10%, đây là trạng thái lý tưởng để làm bột phụ phẩm ngô. Dùng máy xay hoặc chày đập nát, nghiền nhỏ phụ phẩm thành bột. Sau đó, thu gom bột đã nghiền vào bao nilon hoặc bao xác rắn.
- Buộc chặt miệng bao bảo quản trong kho để dùng dần (trộn với rỉ mật đường cho ăn trực tiếp hoặc bổ sung làm tảng đá liếm) cho gia súc nhai lại.
2. Phương pháp ủ chua cây ngô và phụ phẩm ngô sau thu hoạch bắp
- Cây ngô ủ chua dự trữ được trên 6 tháng đã giải quyết được tình trạng khan hiếm thức ăn xanh của trâu, bò trong vụ Đông. Với bò sữa, cây ngô ủ chua đã thay thế được 48% cỏ xanh trong khẩu phần (tính theo vật chất khô) và chiếm 20,6% chất khô của khẩu phần đã làm giảm chi phí thức ăn được 8-10% mà không hề ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sữa. Chất lượng tương tự với các phụ phẩm ủ chua từ ngô. Phương pháp chế biến ủ chua cây ngô và các phụ phẩm như sau:
2.1. Chuẩn bị:
- Phơi héo ngô: Thường là phơi héo ngô khoảng nửa ngày nhưng không nên phơi quá khô trước khi thái nhỏ và đưa vào hố ủ. Trong lúc phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo một lần để cây khô héo đều, tránh tình trạng lớp bên trên khô nhưng bên dưới vẫn tươi nguyên. Thường là cứ sau phơi khoảng 4-6 giờ thì cắt ngẫu nhiên 1 lá ngô (khoảng 3-4 lần là cùng), nằm chặt trong lòng bàn tay. Sau mở ra, nếu thấy các nếp trên lá để lại đường không rõ ràng và ẩm nhưng không rỉ nước hoặc lá không bị gẫy nát thì tức độ ẩm của chúng đạt trạng thái lý tưởng (65-70%) để đem ủ chua.
Cách phối trộn thức ăn chăn nuôi.
- Tiến hành đổ các loại nguyên liệu dùng để phối trộn ra nền nhà sạch, khô. Các loại thức ăn nhiều thì đổ trước, ít thì đổ sau. Các loại nguyên liệu có khối lượng ít bà con nên trộn sẵn với một ít cá bột khác sau đó mới tiến hành trộn với các nguyên liệu còn lại. Đối với các trang trại lớn hay cơ sở kinh doanh cám nên sử dụng Máy trộn cỏ cho bò 3A3,7kw để tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.
- Bà con lưu ý phải bảo đảm độ ẩm của nguyên liệu 10-20%.
- Tiến hành trộn các loại thức ăn lại với nhau, trộn đến khi toàn bộ nguyên liệu đều và có màu đồng nhất với nhau. Sau khi trộn xong đổ nguyên liệu vào máy ép cám viên sau đó có thể cho bò ăn luôn hoặc đãi ra sân hoặc đất trống 1 lúc rồi đóng bao kín để bảo quản và cho cho ăn dần. Mỗi lần lần ra một ít cho vật nuôi ăn và đóng bao lại.
- Bà con cần lưu ý để bao thức ăn lên giá và kê cách tường và nền nhà. Không nên để vào chỗ quá kín hoặc có tình trạng ẩm ướt.
Hướng dẫn bảo quản thức ăn sau khi phối trộn
- Bảo quản thức ăn sau khi đã được phối trộn tại những nơi khô ráo, mát mẻ, có mái che.
- Bao bì đựng thức ăn cần kê cao để tránh tình trạng ẩm ướt dẫn đến nấm mốc. Tránh để các loại chuột, bọ phá hỏng thức ăn.
- Thức ăn sau khi phối trộn chỉ nên sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày là tốt nhất.
Nguyên tắc và cách sử dụng thức ăn chăn nuôi sau khi phối trộn.
- Các loại vật nuôi sẽ có một công thức phối trộn thức ăn riêng nên vật nuôi nào thì chỉ được sử dụng thức ăn phối trộn của vật nuôi đó.
- Thành phần dinh dưỡng của thức ăn phối trộn khác nhau nên cần sử dụng theo đúng nhu cầu và mục đích.
- Khi sử dụng nên tuân theo yêu cầu để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.
- Không nên thay đổi thức ăn hay khẩu phần ăn đột ngột vì có thể làm cho chúng kén ăn và rối loạn tiêu hóa.
Trên là bài hướng dẫn Cách phối trộn thức ăn cho bò của Tuấn Tú Vĩnh Phúc. Chúc bà con chăn nuôi thành công.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét