Kỹ thuật nuôi cá chép nhanh lớn. Nuôi cá chép là một trong những công việc được nhiều người quan tâm bởi vì nuôi và kinh doanh loại cá này đúng phương pháp, khoa học sẽ giúp cho người nuôi thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Để biết cách nuôi cá chép sao cho mau lớn, tiết kiệm nguồn thức ăn và bán được giá thành cao nhất. Bài viết sau đây Tuấn Tú Vĩnh Phúc sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá chép đúng nhất, khoa học nhất.
Tát hoặc tháo cạn ao, dọn sạch bèo, cỏ, vét bùn (nếu lượng bùn quá nhiều), san phẳng đáy, lấp hết hang hốc ven bờ ao.Tẩy vôi khắp đáy ao, để dịet cá tạp và mầm bệnh, bầng cách rải đề từ 8-10kg vôi bột cho 100m2 đáy ao.
Trong ao nuôi vụ trước, cá tôm bị bệnh hoặc ao bị chua thì lượng vôi tẩy ao tăng gấp 2 lần (từ 15-20kg/100m2).Phơi ao khoảng 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao 30-40kg phân chuồng đã ủ kỹ và 40-50kg lá xanh (lá thân mềm để làm phân xanh) cho 100m2. Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao. Dùng trâu bừa đáy ao 1-2 lượt cho phân xanh và lá lẫn vào bùn đồng thời lấp phẳng đáy ao.
Lọc nước vào ao khoảng 0,5m, ngâm ao từ 5-7 ngày nước ao sẽ có màu xanh nõn chuối (màu của phù du sinh vật), lọc nươc’ tiếp vào aođạt mức sâu 1m trước khi thả cá. Càn lọc nước bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp tràn vào ao nuôi cá.
Cách chọn cá giống và xử lý cá giống trước khi thả nuôi
Chất lượng cá giống: Cá khỏe mạnh, bơi lội hoạt bát theo đàn, phản xạ nhanh với tiếng động. Khi vớt lên cá quẫy lộn lung tung, toàn thân trơn bóng, không rách vây, không tróc vảy, không khô mình, không mất nhớt, không bệnh.
Quy cỡ cá giống: Tùy theo từng loài cá, điều kiện ao nuôi và thời gian nuôi. Đối với ao nhỏ, dể quản lý chăm sóc, thời gian nuôi dài thì thả giống nhỏ. Ao rộng khó chăm sóc quản lý hoặc nuôi trong thời gian ngắn thì thả cá giống lớn.
Dùng cá thử nước: Cắm giai hay rổ thưa xuống ao, thả vào trong đó 10-15 con cá giống. Theo dõi cá từ 20-30 phút thấy cá hoạt động bình thường là được, nếu thấy cá yếu hoặc chết… thì phải tạm ngưng việc thả cá để giải quyết lại nguồn nước đã lấy vào ao. Trước khi thả cá lại ao cũng phải dùng cá để thử nước.
Tắm cho cá giống đề phòng bệnh: Cá giống khi vận chuyển về, trước khi thả, nên tắn qua nước mưới ăn (nacl) nồng độ 3%. Cách tắm: dùng chậu chứa 10 lit nước sạch, hòa tan 300g muối ăn trong nước, dùng vợt bắt cá để tắm trong thời gian từ 10-15 phút.
Tránh để cá bị “xốc” do chênh lệch nhiệt độ giữa nước ao và nước chứa cá: khi thả cá xuống ao nuôi, để đảm bảo an toàn cho cá, cần chú ý cân bằng nhiệt độ nước giữa 2 môi trường, nhất là cá giống vận chuyển đường xa trong mùa hè có nhiệt độ cao. Cách làm: ngâm túi cá xuống ao từ 5-10 phút trước khi thả. Thả cá: mở giây buộc túi,hai tay ấn dìm một nửa miệng túi xuống nước, cho nước ngoài ao từ từ vào túi, khi thấy cá khỏe, bơi ngược dòng nước thì thả cá ra ao. Chú ý thả cá ở đầu gió cho cá phân tán nhanh ra ao.
Thức ăn cho cá chép:
Bảng 1: Thức ăn trong ao nuôi ghép cá chép
Năng suất cá (tấn/ha/năm) | Thức ăn xanh (tấn/ha/năm) | Thức ăn tinh (tấn/ha/năm) |
2-3 3-5 Trên 5 | 30-40 40-50 Trên 50 | 2-3 3-5 Trên 5 |
Bột ngô, cám gạo: 70-80%
Đậu tương: 10-15%
Khô dầu, bã mắm: 5-10%
Bột cá nhạt: 3-5%
Tất cả nguyên liệu này được nghiền nhỏ trộn đều. Nếu có điều kiện làm thức ăn viên thì thay 10% cám gạo bằng chất kết dính như bột sắn, bột mì…
Để chế biến các phụ phẩm này cho cá dễ ăn và nhanh hấp thụ chất dinh dưỡng vậy bà con hãy dùng Máy băm cỏ voi 3A2,2Kw (loại băng tải) thể băm cỏ voi, cây ngô,..thành các đoạn nhỏ dài từ 3-5cm.
Bà con hãy dùng Máy băm cỏ, nghiền ngũ cốc 3A để nghiền Ngô hạt, sắn, đậu tương, thóc, gạo…thành bột khô và trộn hỗn hợp cho cá ăn.
Bà con dùng Máy tạo cám viên nổi cho tôm cá 16Hp của Tuấn Tú 3A giúp bà con chủ động sản xuất được nguồn thức ăn cho thủy sản. Giúp bà con tự lựa chọn được công thức phối trộn các nguyên liệu một cách phù hợp vào từng giai đoạn trưởng thành của vật nuôi. Việc tự sản xuất thức ăn tại nhà sẽ giúp người chăn nuôi chủ động được chất lượng thức ăn, không còn lo ngại về tình trạng thức ăn giả, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi của mình.
Trong tháng thứ 1-2 là 7-10% khối lượng cá trong ao.
Trong tháng thứ 3-4 là 5% khối lượng cá trong ao.
Trong các tháng sau là 2-5% khối lượng cá trong ao.
Tuy nhiên trước khi cho cá ăn cần kiểm tra sàn thức ăn để xem cá có sử dụng hết thức ăn hay không.
Cần định kỳ mỗi tháng kiểm tra sinh trưởng và bệnh cá một lần, cân khối lượng cá của 25-30 để tính khối lượng cá trong ao, qua đó ta điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét