Kỹ thuật nuôi lươn không bùn bằng khay nhựa

Nuôi lươn hiệu quả và phổ biến hiện nay là nuôi bằng khay không bùn bằng giống nhân tạo và sử dụng thức ăn viên. Hình thức nuôi này có ưu điểm: Cỡ giống đồng đều, chất lượng giống ổn định, sử dụng được thức ăn viên giúp cho tỷ lệ sống cao và thuận lợi trong quá trình nuôi. Sau đây Tuấn Tú Vĩnh Phúc xin chia sẻ với bà con cách nuôi lươn không bùn bằng khay nhựa.

Chọn giống:

Nên chọn mua con giống nhân tạo ở các cơ sở sản xuất có uy tín, con giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, có màu vàng đặc trưng của loài, bơi nhanh nhẹn, da không bị trầy xước, mất nhớt. Cỡ giống khoảng 300 - 500 con/kg. Đặc biệt lươn giống nhân tạo này đã được thuần bằng thức ăn viên.

Do nguồn lươn giống bán nhân tạo có kích cỡ nhỏ nên cần bố trí vào bể nuôi dưỡng đến khi lươn đạt kích cỡ lươn giống (40 - 60 con/kg). Mật độ nuôi dưỡng (giai đoạn 1): 200 – 300 con/m2. Mật độ nuôi thương phẩm (giai đoạn 2): 150 - 200 con/m2.

Thả giống

Trước khi thả lươn giống vào khay nhựa nuôi lươn, bạn kiểm tra kỹ, nếu phát hiện những con bị bệnh hay yếu, lờ đờ, xây sát thì phải loại ra. Ngày thứ nhất sau khi bố trí lươn vào bể nuôi dưỡng không nên cho ăn để lươn ổn định. Từ ngày thứ 2 trở đi bắt đầu cho lươn ăn trùn chỉ hoặc trùn quế để tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh. Khẩu phần ăn bằng 1 - 2% trọng lượng đàn. Thức ăn rải trong lỗ ăn để dễ quản lý thức ăn. Cần quan sát và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu không có nguồn trùn thì cho lươn ăn thức ăn công nghiệp với khẩu phần ăn chiếm khoảng 1 - 3% trọng lượng đàn, hàm lượng đạm 42 - 44%, mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần, lần 1 lúc 6 giờ sáng, lần 2 lúc 5 giờ chiều.

Trong giai đoạn nuôi dưỡng này nên thay nước toàn bộ hàng ngày và vệ sinh bể nuôi để kích thích lươn bắt mồi. Sau 2 - 3 tháng nuôi dưỡng lươn đạt cỡ giống lớn thì tiến hành phân cỡ và san bể nuôi để lươn trong mỗi bể có kích cỡ đồng đều. Do lươn có tập tính ăn lẫn nhau, nên khoảng 1 tháng nuôi hoặc thấy lươn có phân đàn cần tiến hành phân cỡ ra nuôi riêng để hạn chế lươn hao hụt. Trước khi phân cỡ cho lươn nhịn ăn 1 ngày, dùng sàng trơn láng để phân loại cỡ lươn hoặc dùng vợt để bắt lươn (không dùng tay).


Chăm sóc, quản lý:
Thay 100% lượng nước trong khay trước hoặc sau khi cho ăn 1 - 2 giờ, 1 - 2 lần/ngày. Nếu nuôi mật độ dầy, nên thay nước mỗi ngày 2 lần; còn ở mật độ thưa thì 1 ngày thay nước 1 lần. Nhiệt độ nước mới và nước cũ không chênh lệch quá 3°C. Khi thay nước phải kết hợp xịt rửa vệ sinh và quan sát thấy lươn có dấu hiệu bệnh nên bắt và tách riêng lươn bệnh ra thau hoặc thùng để điều trị tránh bị lây lan mầm bệnh. Sau đó bơm nước mới vào và duy trì mực nước cố định. Lươn nuôi với mật độ dày, điều kiện môi trường rất dễ bị ô nhiễm thì lươn cũng dễ mắc một số bệnh. Khi đã mắc bệnh thì khả năng lây lan là rất nhanh. Do đó, việc giữ vệ sinh cho khu vực nuôi, đặc biệt là nguồn nước phải hết sức chú ý.

Định kỳ bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C, sổ giun sán và trộn tỏi vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn. Đặc tính của lươn là ăn vào ban đêm, do đó, ban đêm cho lươn ăn lượng thức ăn khoảng 80%, còn 20% cho ăn vào ban ngày.


Thu hoạch: 
Sau thời gian nuôi, khi lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch, trước khi thu hoạch nên cho lươn nhịn ăn 1 ngày. Thông thường, cỡ lươn giống thả từ 100 – 300 con/kg, thời gian nuôi từ 8 - 10 tháng lươn có thể đạt được 150 - 250g/con. Cỡ lươn thả 300 - 500 con/kg thời gian nuôi từ 10 - 12 tháng đạt cỡ 150 - 250g/con. Năng suất: Tùy theo mật độ nuôi lươn, năng suất có thể đạt từ 15 - 20kg/m2/vụ (mật độ 150 con/m2), năng suất có thể tăng gấp đôi nếu nuôi mật độ cao. Sau khi thu hoạch cần vệ sinh bể sạch sẽ để chuẩn bị nuôi vụ tiếp theo.


Ở trên là một vài chia sẻ tới bà con Cách nuôi lươn không bùn bằng khay nhựa. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

Thông tin liên hệ:
=============================
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
☎ ĐT: 02422050505 – 0914567869
🌐 Website: http://maynhanong.com/
🌐 FB: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/
=============================

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Kinh nghiệm Nhà nông © 2013. All Rights Reserved. Share on Blogger Template Free Download. Powered by Blogger
Top