Chuồng trại nên xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, đảm bảo ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, nền chuồng không nên làm trơn láng. Chuồng trại cần thiết kế để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc, dễ thao tác vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Khi thiết kế chuồng trại nên xây dựng cách xa nhà ở, hướng chuồng quay về hướng Nam hoặc Đông nam để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng của chuồng, diện tích đảm bảo từ 4-5 m2/con.
2. Chọn bò cái nền để phối tinh bò 3B
Bò cái nền để phối tinh bò BBB có nguồn gốc rõ ràng và tính năng sản xuất của đời bố mẹ. Nên chọn những bò cái lai nhóm Zêbu (gồm: Red Sindhi, Brahman…) có tầm vóc lớn, trọng lượng từ 280 kg trở lên và đã đẻ từ lứa 2 đến lứa 6. Không nên sử dụng giống bò có tầm vóc nhỏ vì dễ dẫn tới hiện tượng đẻ khó. Bò cái phải có thể chất khoẻ mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt, da mềm, đầu cổ linh hoạt, mắt sáng, mõm bẹ, bộ răng còn tốt. Lưng dài, thẳng, mông nở, chân thẳng, bước đi vững chải, chắc chắn.
3.Đỡ đẻ cho bò mẹ và cách chăm sóc bê con mới sinh ra
Khi bò mẹ chuẩn bị sinh thường có biểu hiện bồn chồn, đứng lên nằm xuống, chân cào nền chuồng, mông sụt bầu vú căng.
Khi bò đẻ bình thường bà con chỉ cần dùng tay kéo nhẹ bê con đồng thời kết hợp với nhịp rặn của bò mẹ.
Đối với trường hợp bò mẹ khó đẻ như: thai ngược, thai ngang, bà con nên nhờ sự can thiệp của các cán bộ thú y gần nhất.
Khi bê con được sinh ra bà con nên lấy khăn lau sạch nhớt, dãi ở phần đầu để bê con đảm bạo được sự hô hấp khi mới sinh ra. Đối với toàn cơ thể của bê lai BBB bà con lưu ý chúng ta có thể để cho bê mẹ liếm sạch dịch nhầy trên cơ thể.
Sử dụng kéo, cồn 5% để cắt dây rốn cách từ 10-15 cm, sau đó dùng cồn sát trùng vào vị trí cắt.
Sau khi sinh 1 tháng đầu nên để bê ở lại chuồng cùng với bố mẹ, chuồng trại phải luôn luôn khô ráo tránh gây bệnh về đường tiêu hóa cho bê con.
Sau khi bê con được 30 đến 40 ngày tuổi bà con nên tập cho bê ăn cỏ non phơi tái cho ăn từ 5 – 8 kg/con 1 ngày, bổ sung thức ăn tinh từ 0,5 – 1 kg/1 con 1 ngày.
Đối với bò mẹ sau khi sinh bà con nên cho uống nước ấm có pha muối để cân bằng điện giải và tăng sức khỏe cho bò mẹ. Trong thời gian nuôi con chúng ta cho ăn thức ăn thô xanh từ 30 – đến 40 kg/ (cỏ ghine hoặc VA06) ngày và kết hợp cho ăn thức ăn tinh từ 1 – 2 kg/ngày để cho bò mẹ nhanh hồi phục sức khỏe chuẩn bị cho chu kỳ phối giống tiếp theo.
4.Khẩu phần thức ăn của bê con sau khi cai sữa
Giai đoạn bê lai đạt từ 6 – 14 tháng tuổi thì chúng ta sử dụng phương pháp chăn thả là chính, bổ sung thêm thức ăn thô xanh từ 7 – 14kg/con 1 ngày, thức ăn tinh từ 1 – 1,5 kg/con 1 ngày, ngoài ra bà con có thể bổ sung thêm rơm khô ủ với urê từ 5 – 7kg/con 1 ngày.
Giai đoạn từ 15 đến 18 tháng tuổi là giai đoạn chuẩn bị xuất bán bò thịt, cần lưu ý bổ xung thức ăn thô xanh từ 35 – 40kg/con 1 ngày, thức ăn tinh từ 1,5 – 2kg/con 1 ngày. Đặc biệt lưu ý luôn luôn có máng nước uống cho bò BBB vào ban đêm, ngoài ra bà con sử dụng thêm rơm khô làm thức ăn bổ sung tại chuồng.
Bà con có thể dùng Máy ép cám viên 3A để tự ép cám viên tổng hợp cho bò.
Bà con có thể dùng Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw để băm các loại cỏ cho bò.
5.Vỗ béo
Trước khi xuất bán nếu bò gầy bà con cần vỗ béo khoảng 2 tháng sẻ cho lợi nhuận cao hơn, để bò nhanh béo bà con cần tấy giun sán trước lúc vỗ béo. Nuôi nhốt tại chuồng suốt thời gian vỗ béo, mỗi ngày cho ăn 30 – 40 kg thức ăn thô xanh, 3 – 5 kg thức ăn tinh chia làm 4 – 5 bữa trong ngày, luôn có nước sạch trong máng uống cho bò trong thời gian vỗ béo, đồng thời bà con cần bổ sung khoáng và lượng vitamin để xúc tác giúp khả năng chuyển hóa thức ăn để nâng cao sự phát triển của đàn bò.
Trên là một số bước kỹ thuật chăm sóc nuôi bò 3A, chúc bà con thành công!
=============================
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TUẤN TÚ
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
☎ ĐT: 02422050505 – 0914567869
🌐 Website: http://maynhanong.com/
🌐 FB: https://www.facebook.com/kinhnghiemnhanong/
=============================
gasachthavuon Trang trại gà sạch nuôi được cả bò sạch
Trả lờiXóa